Breaking News
Loading...
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Info Post

Bệnh sởi ở trẻ em là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp. Dấu hiệu là gây sốt cao và để lại những mẩn đỏ trên da.

Dấu hiệu nhận biết dịch bệnh sởi ở trẻ em?

Dấu hiệu nhận biết bệnh dịch sởi ở trẻ em có thể chia làm 4 giai đoạn sau:

Thời kỳ ủ bệnh: Bệnh ở thời kỳ này kéo dài trung bình khoảng 10 ngày và gây sốt nhẹ ở trẻ em.

Thời kỳ bệnh khởi phát: Đến giai đoạn này bệnh thường kéo dài từ 3-5 ngày, kèm theo các triệu chứng như: sốt cao, có thể gây co giật, mệt mỏi, gây đau cơ và các khớp cho cơ thể, kèm theo đó là chứng nhức đầu, chóng mặt.

Thời kỳ phát bệnh: Đến giai đoạn này, theo các chuyên gia sức khỏe đời sống cho hay, đây được coi là thời kỳ bệnh sởi ở trẻ em tiến triển và dễ dàng nhận biết nhất. Đặc biệt khi cơ thể trẻ xuất hiện các vết ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên má, cổ, ngực, bụng và tay trong vòng 24 giờ đầu.

[caption id="attachment_1212" align="aligncenter" width="600"]Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?[/caption]

Khi bệnh phát ban Sang ngày thứ 2, ban đỏ lan dần xuống lưng, và hai chân. Nốt ban sởi có màu hồng nhạt và biến mất khi ấn tay vào. Trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ, thì các vết ban mọc thưa hơn, nếu bệnh nặng ban đỏ mọc dày, đôi khi kèm theo chứng xuất huyết miệng, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn cuối cùng của bệnh dịch sởi ở trẻ em, đến giai đoạn này các vết ban sởi bay dần và để lại những vết thâm nhỏ trên mặt da, khiến da xanh xao.

Bệnh sởi ở trẻ em, tuy không quá nguy hiểm, nhưng bệnh lại có thể gây nhiều biến chứng khác cho bé như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt, sốt vi rus ở trẻ em... do vậy khi có dịch bệnh cha mẹ cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe của bé mỗi ngày, có phương pháp phòng ngừa hợp lý.

Cách phòng ngừa bệnh sở ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Bộ Y tếkhuyến cáo, cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em hiệu quả nhất là tiêm hai mũi vắc xin ngừa virut sởi phát triển. Khi trẻ được 9 tháng tuổi cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Bởi bệnh dịch sởi là căn bệnh dễ mắc nhất là ở trẻ em, nếu cha mẹ không tiêm phòng và có cách phòng ngừa sẽ tạo mầm mống để bệnh phát triển.

Cách phòng ngừa nữa là cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống, nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em mỗi ngày. Đặc biệt là những dụng cụ và vật dụng ăn uống của trẻ. Không những vậy, cha mẹ nên giữ vệ sinh thân thể cho trẻ, thay quần áo và tắm rửa cho bé thường xuyên, phòng ngừa ngăn chặn khuẩn xâm nhập gây bệnh.

[caption id="attachment_1213" align="aligncenter" width="600"]Cách phòng ngừa bệnh sở ở trẻ em tại nhà hiệu quả Cách phòng ngừa bệnh sở ở trẻ em tại nhà hiệu quả[/caption]

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý hạn chế cho bé  chơi những nơi đông người, đang có dịch sởi. Dùng khăn hoặc tay che miệng cho trẻ khi ho, hắt hơi. Chú ý rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Vậy bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách phòng ngừa dịch sởi như thế nào hiệu quả nhất? hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ về cách phòng ngừa căn bệnh này. Bệnh tuy không gây hại nhưng khá nguy hiểm, gây phiền toái, nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét